Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

DÀNH CHO CÁC BẠN "LƯỜI" ĐỌC BÁO

Ngày 28-8-17:
- Câu truyện trường công, trường tư
Gần đây trên báo chí có một số bài viết phản ánh về việc phụ huynh học sinh chê trường công, chuyển con em sang học trường tư,
+Thích trường tư hơn: “Học trường tư nhưng cháu vẫn phải làm khá nhiều bài tập về nhà, đặc biệt là vào cuối tuần. Tuy vậy, cháu tự lập nên từ năm lớp 2 tôi hầu như không phải kèm. Có thời gian cháu còn bắt chước các bạn ở trường, cuối giờ học ngồi luôn ở sảnh chờ để làm bài tập, làm xong mới về nhà, vì vậy buổi tối cũng không quá áp lực.

 - Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý tiền điện tử, tiền ảoTheo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan, trong đó, khảo sát, tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế tại một số nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...) về pháp luật và thực tiễn liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

-“Bộ cũng đề nghị các địa phương cam kết không thu các khoản thu ngoài học phí. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, phổ thông, các cơ sở giáo dục cần cam kết và nghiêm túc thực hiện. Các địa phương tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm.

-“ Sự việc cô giáo thu điện thoại, khiến một nam sinh ở Ninh Bình nhảy từ tầng 3 xuống sân trường chưa lắng xuống, thì những giờ qua, hành vi ứng xử của một giáo viên khác tiếp tục bị đem ra mổ xẻ, trở thành chủ đề bàn luận trên nhiều diễn đàn. Sự việc xuất phát từ bức xúc của một phụ huynh, có con đang học lớp 7.
Theo chia sẻ, phụ huynh ngoài 30 tuổi, cô giáo ngoài 50 tuổi. Vì con bị ốm, phụ huynh đã nhắn tin cho cô giáo để xin cho con nghỉ học.
Nội dung tin nhắn là: “…Tôi xin phép cho cháu nghỉ vì bị sốt phải đi khám. Khi đi học lại tôi xin gửi giấy phép tới nhà trường sau. Xin cảm ơn cô”. Đáp lại tin nhắn của phụ huynh, cô giáo chỉ nhắn là “OK”.
-Đổi tình lấy biên chế: “Nay vụ việc vỡ lở, cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra, nhưng hiện cô giáo không được tiếp tục ký hợp đồng với trường, gia đình mất hạnh phúc. Ông hiệu phó cũng bị kỷ luật, không tái bổ nhiệm.
Câu chuyện trên đang gây xôn xao dư luận và khiến nhiều nhà giáo đau lòng. Biên chế là gì mà có những giáo viên chấp nhận mất cả danh dự để có được? Biên chế là gì mà khiến giáo viên chấp nhận dạy hợp đồng hàng chục năm với đồng lương bèo bọt, để mòn mỏi chờ?
-Kiến nghị lùi thời gian thực hiên chương phổ thông mới: “Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 được Bộ GD-ĐT tổ chức trực tuyến ngày 21-8,  lãnh đạo nhiều tỉnh/thành phố đã kiến nghị "giãn" thời gian thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới 1 năm. 
Là người phát biểu đầu tiên trong phần thảo luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho rằng việc thực hiện chương trình mới cần chuẩn bị kỹ lưỡng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân sự cũng như tâm lý. "Chất lượng giáo dục phổ thông ở thời điểm hiện tại có thể chấp nhận được, chưa đến mức quá cấp bách. Nếu còn khó khăn thì nên lùi thời điểm triển khai, còn Bộ triển khai đúng thời hạn (năm học 2018-2019) thì tỉnh sẽ gặp khó khăn" - đại diện này nói.
-Tiếp tục vụ Đồng Tâm: Lại triệu tập ông Lê Đình Kình “Giấy triệu tập đề tên người nhận là ông Lê Đình Kình, trú tại xóm 1A, thôn Hoành, xã Đồng Tâm. CQĐT Bộ Quốc phòng yêu cầu ông Kình đến làm việc tại trụ sở vào ngày 23/8.
Ông Lê Đình Kình không đến CQĐT theo giấy triệu tập được vì lý do sức khỏe. Hiện tại, chân bị đau của ông vẫn chưa bình phục.
- Nhà văn J.C.Michaels: ‘Văn học không phải để giải trí': Bụng lửa là tiểu thuyết đặc biệt, hòa quyện giữa văn chương và triết học. Tác phẩm đã được dịch ra 10 ngôn ngữ, đoạt giải thưởng Nautilus Book Award và nhiều giải thưởng khác. Cuốn sách dành cho ba đối tượng độc giả: các bạn thiếu nhi, độc giả tuổi mới lớn (tuổi teen) và các bậc phụ huynh.
Trong khuôn khổ Hội chợ sách Quốc tế Việt Nam 2017, NXB Kim Đồng đã mời tác giả J.C.Michaels tới giao lưu cùng độc giả vào sáng 27/8


-         Lò ấp tiến sĩ

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Luận về tư cách chủ nhân

Từ trong thực tế cũng như  trong cuốn sách  “10 điều khác biệt giữa kẻ làm chủ và người làm thuê” của Keith Cameron Smith, người ta đã rút ra rằng: Kẻ làm chủ học nhiều hơn tiêu khiển, còn người làm thuê tiêu khiển nhiều hơn tự học. Kẻ làm chủ nhận trách nhiệm khi thất bại, còn người làm thuê thì đổ lỗi. Kẻ làm chủ tìm kiếm giải pháp lâu dài, người làm thuê thì tìm kiếm vấn đề trước mắt…
 (Xem bài tại đây )