Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

HƯỚNG DẪN IN FILE BDF

Đôi khi bạn có một file PDF và muốn in một số trang (hoặc tất cả) văn bản đó.
Khi mở file PDF trong cửa sổ của trình duyệt Internet Exploror, để in bạn gõ tổ hợp Ctrl + P sẽ xuất hiện cửa sổ in như dưới đây

Ý nghĩa của các đối tượng được giải thích như dưới đây:

Khi nháy chọn hướng in bạn sẽ thấy như dưới đây

Nháy chọn trang in bạn sẽ thấy như dưới đây


Sau khi hoàn tất các lựa chọn bạn nhấn nút Print để in 

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

CÁC TẢN VĂN ĐÃ ĐĂNG

Chuyện đi học của tôi

Đi học. Hai tiếng ấy trong tôi sao mà hấp dẫn, sao mà thiêng liêng. Đi học tôi sẽ biết chữ, tôi sẽ đọc được sách. Tôi sẽ biết nhiều câu chuyện.

Mỗi bận về quê

Mỗi khi có dịp về quê lòng tôi lại tràn ngập một niềm vui. Đường về quê khiến lòng tôi thanh thản lại. Tất cả những buồn lo, bận bịu, những suy nghĩ vẩn vơ vô nghĩa cứ tan biến dần dần theo mỗi vòng quay của bánh xe. Ý nghĩ về quê luôn giúp tôi lấy lại năng lượng và niềm tin yêu cuộc sống, như chàng dũng sĩ Ăng Tê trong thần thoại Hy Lạp mỗi khi gót chân chạm đất là trở nên mạnh mẽ không gì sánh nổi. ​

Hương đồng

Một sáng mùa thu tôi đi đánh dậm. Tôi đi đánh dậm để chia tay với đồng. Ngày mai tôi lên tỉnh học. Ngày mai tôi xa cánh đồng. Ơi cánh đồng chiêm ân nghĩa bao năm cùng tôi gắn bó. Ơi mảnh đất quê hương trăm thương ngàn nhớ, nơi đã nuôi ta khôn lớn thành người. Dù đã bao năm tôi vẫn nhớ hương đồng, cái hương vị mặn mòi như máu thịt.

Phần mở đầu cho một cuốn sách sắp viết

Đã từ lâu tôi mong muốn viết một cuốn sách. Cái ý nghĩ mình phải viết một cuốn sách cứ đeo bám mãi trong đầu óc tôi khiến tôi đã phải bật ra thành lời: Nhất định tôi phải viết một cuốn sách.

Bâng khuâng nhớ một thời Thanh Sơn

Thế hệ chúng tôi là những người sống trong thời bao cấp. Chúng tôi ăn cơm nhà nước ngay khi vừa bước chân vào trường Sư phạm. Tốt nghiệp ra trường, anh nào may mắn thì được dạy gần nhà, không thì phải “đi nghĩa vụ miền núi”.
Cuộc sống đổi thay với rất nhiều thứ đời thường đã thay đổi. Hôm nay dù ở nông thôn cũng nhiều nhà không còn dùng bếp củi. Gian bếp ngày xưa với gác dựa, ngô nướng, khoai xôi đang lùi dần thành chuyện cũ. Những buổi sinh hoạt gia đình bên bếp lửa rồi cũng chỉ còn trong ký ức. Người xa quê nhớ khói lam chiều chỉ còn cách đi tìm trong phim ảnh. 
Những buổi trưa hè trong cái oi nồng, nóng bức, lòng tôi bỗng nhớ bóng tre xưa. Những lũy tre rủ bóng mát xuống thôn làng. Những lũy tre với ngọn cong vút lên, đỗ xuống những cánh cò mỗi buổi chiều hè.

Tôi rất thích những đêm mưa. Những đêm cuối xuân đầu hạ nằm nghe mưa rào gõ ràn rạt trên mái ngói. Nghe tiếng ếch kêu tưng bừng như mở hội. Sáng ra, trời trong và mát, vạn vật như sáng bừng lên. Cánh đồng lúa chiêm sau đêm mưa bừng bừng trỗi dậy thở hơi thở phập phồng như cô gái đang tuổi dậy thì.


Quê tôi ngày Tết nhà nào cũng làm bánh tẻ. Bánh chưng, bánh tẻ luôn song hành trên mâm cỗ tết như âm với dương, như vợ với chồng, như ấm với chén. Bánh chưng thì cao sang, bánh tẻ thì gần gũi, dân dã. Ấy vậy mà để làm bánh tẻ cần có sự chắt chiu, dành dụm, chăm chút suốt cả năm trời. 

Làng quê ngày áp Tết

Những ngày cuối cùng của một năm cũ sắp qua, nhìn dòng người hối hả ngược xuôi ngoài đường, tôi nôn nao nhớ những cái tết của những tháng năm xưa cũ.



Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

"Con đĩ của nhân loại" đã ngự trị trái đất ra sao?

                                                                                                                        ĐỖ MINH TUẤN


K.Marx nói “Đồng tiền là con đĩ của nhân loại”. Nhưng đây là một con đĩ có quyền lực ghê gớm nhất, có thể chi phối tất cả thế gian, từ giới trí thức, đến tôn giáo và khoa học, biến tất cả thành hàng hoá và kẻ làm thuê cho nó. Những thông tin về sự thao túng ngày càng tăng của nó trong các lãnh địa được coi là cao quý thiêng liêng nhất của nhân loại cho ta thấy đã đến lúc thế giới phải đoàn kết lại để chống lại “con đĩ siêu đẳng” này, không phải bằng bạo lực mà bằng nhân tính, bản lĩnh và trí tuệ, vì sự tồn vong của những giá trị mà nhân loại đã từng kiêu hãnh đưa tới cho hành tinh của cây xanh, khoa học, tình yêu và thi ca.
Trí thức với đồng tiền
Một học giả Nga đã nhận xét tinh tế rằng: có ba dấu hiệu của giới trí thức về mặt nguyên tắc phân biệt nó với các nhóm xã hội khác: thái độ đối với sự giàu có, với lịch sử và với nhà nước. Trong tất cả các trường hợp, ba thái độ này đều là hỗn hợp của sự khinh bỉ, nôn nóng và ganh tị. Theo ông, đây là điều đặc biệt tiêu biểu đối với giới trí thức Pháp và Nga, dù cho trong các nước Anglo-Saxon những tâm trạng tương tự ở thế kỷ vừa qua cũng tăng lên đáng kể.
Hình ảnh công tử Bạc Liêu đốt tiền làm đóm soi tìm đồng tiền rơi cho người đẹp và hình ảnh Serge Gainsbourg, một trí thức Pháp, đốt tờ 500 FR châm thuốc lá ngay trên truyền hình khá tiêu biểu cho thái độ coi khinh  tiền bạc đặc trưng cho trí thức này.
Những thái độ coi khinh tiền bạc của nhiều trí thức Pháp được bảo đảm bởi những huyền thoại về một nước Pháp văn hoá từng mang những chân lý có giá trị phổ quát toàn cầu. Nước Pháp từng được Clemenceau coi là người lính của Thượng đế trong quá khứ, người lính của văn minh trong hiện tại và người lính của lý tưởng trong tương lai. Ấy vậy mà cùng với sự phát triển của Tân lục địa, đồng tiền  đã làm lu mờ những huyền thoại của cựu lục địa và báo thù ngoạn mục với thái độ khinh miệt của trí thức nơi đây.
Từ chỗ là “con đĩ của nhân loại” (K.Marx) đồng tiền đã ngày  càng trở thành biểu tượng thiêng liêng mang ý nghĩa đời sống, mang tự hào dân tộc, mang sức mạnh tương lai. Từ chỗ coi khinh sự giàu có, các trí thức cựu lục địa đã bắt đầu quen với lý tưởng làm giàu, bắt đầu trang sức bằng các chỉ số phát triển kinh tế, bắt đầu bị cuốn theo ma lực của cuộc sống tiêu dùng và không ngại ngần làm thơ ca ngợi những con buôn và những tiện nghi.
Andre Gide, từ những năm 50 đã linh cảm thấy quyền lực tương lai của đồng tiền khi nhận xét rằng các xã hội tư bản quy mọi thứ về tiền, nhưng các xã hội khác rồi cũng thông qua quyền lực và  những con đường khác để đi đến đồng tiền. Ðồng tiền một khi đã lên ngôi lý tưởng, nó có thể mua được cả quyền lực, cả nhân cách, cả truyền thống, cả đức tin. Thậm chí, có  tỷ phú đã ngạo mạn tuyên bố: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Đồng tiền mua được cả ghế Tổng thống. Năm 1996, bảy nhà tư bản lớn nhất nước Nga, cũng là bảy người nắm  quyền kiểm soát với truyền thông đại chúng lúc bấy giờ đã hợp tác với nhau để đảm bảo cho Tổng thống Enxin đắc cử thêm một nhiệm kỳ. Tổng thống và các đảng cầm quyền của nhiều  cường quốc khác cũng không tránh khỏi sự chi phối của đồng tiền thông qua các tập đoàn tài chính.
Trong khi không ít trí thức cựu lục địa đang hăm hở sám hối, đi tiên phong trong thời đại toàn cầu hoá, say sưa với những khái niệm kinh tế học thời thượng vừa mới nhập vội, xin lỗi và ve vãn đồng tiền, đưa nó lên ngôi chúa tể, biến nó thành thước đo hạnh phúc và tiến bộ của một dân tộc thì lại có những trí thức ở các xứ sở giàu có phê phán thói tâng bốc đồng tiền, đòi đặt đồng tiền về đúng vị trí của nó. Thậm chí, một huyền thoại trong thế giới tài chính là G.Soros (Mỹ) đã phản đối việc lấy  lấy tổng sản phẩm quốc dân (GNP) làm thước đo phát triển vì, theo ông, làm như vậy có khác gì chấp nhận đồng tiền như một giá trị đích thực, một giá trị tự thân. Ông cho rằng, trên thực tế thì GNP cao chưa phản ánh sự tiến bộ xã hội. Trong một nước bệnh Aids đang hoành hành thì GNP tăng lên vì người ta phải tốn nhiều chi phí xử lý căn bệnh thế kỷ này.Vì thế, vận dụng thước đo đồng tiền sẽ không thể biết thế giới đang tiến lên hay đang đi giật lùi.
Theo Soros, các giá trị đích thực không thể dùng đồng tiền để đo lường, phải có những thước đo tiến bộ khác phản ánh được những chỉ số vô hình như hạnh phúc và quyền tự chủ của công dân. Nét đặc sắc riêng của các giá trị đích thực là chúng tự bản thân đã chứa đựng các giá trị nội tại, bất luận chúng đã chiếm lĩnh được vị trí chủ đạo hay chưa. Các giá trị đích thực khác xa với các  giá trị thị trường ở chỗ tự thân nó đã có giá trị, có quyền lực, không cần phải cạnh tranh để tự khẳng định như giá trị thị trường. G. Soros- Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu-NXB Khoa học xã hội năm 1999, trang 429.
Thực tế phát triển cho thấy những điều Soros nói là rất sâu sắc. Sự bành trướng của kỹ nghệ trong phạm vi toàn cầu đã làm suy giảm những điều kiện nảy sinh và dung dưỡng trí thông minh, luân lý, tình thương và những phẩm chất cần cho cuộc sống cộng đồng- từ cộng đồng nhỏ là gia đình, đến các cộng đồng lớn hơn trong xã hội. Những không gian gia đình, cộng đồng truyền thống bị phá vỡ đã làm giảm chất  lượng sống của con người một cách sâu sắc.
Người ta đã thấy cuộc sống gia đình trong các xã hội phát triển kinh tế trở nên nghèo nàn, đơn điệu, trong đó những đứa trẻ không còn được hô hấp trong bầu dinh dưỡng tình cảm, tâm linh và trí tuệ như ngày xưa. Gia đình bị chia cắt, vỡ nát không gian tình cảm, cha mẹ bị ném tới cơ quan công xưởng, trẻ em trở thành những vị “thiền sư” luôn dán mắt vào Tivi hay computer để sống với thế giới ảo đầy bạo lực và hoang tưởng. Gia đình lại dạy chúng cách hành xử giản đơn kiểu duy lý thực dụng, mọi thứ có thể quy ra luật và tiền, mọi mục đích trở nên cụ thể ở tầm gần và mọi mâu thuẫn trong đời sống được giải quyết một cách giản đơn và thô bạo, thiếu một bàn tay khéo léo, bao dung và mềm mại của tình người và của thời gian.
Khi công nghệ và nhịp sống man rợ một cách lấp lánh này được du nhập vào thế giới thứ ba, nó mang theo cả những căn bệnh xã hội nói trên nhưng ở mức trầm trọng hơn, vì các xã hội nghèo không có hệ miễn dịch từ truyền thống pháp trị và kỹ trị. Tuy nhiên, khi đánh giá về phát triển, người ta thường quên đi những sự thụt lùi hay phá sản trong các lĩnh vực vô hình như văn hoá, tình cảm, ý nghĩa, tâm linh. Đó là nơi người trí thức nhạy cảm về ý nghĩa và giá trị.
 Nếu như những luận điểm này được phát ra từ một kẻ đạo văn hay một học giả khiêm tốn chỉ nói những điều đã tiêu hoá vào trong bụng mình, ghét thói  trích dẫn khoe khoang thì hẳn là kẻ phát ngôn sẽ bị nhiều người coi là bảo thủ và gàn dở. Người ta sẽ bĩu môi cho rằng trong khi cả thế giới đua nhau làm giàu, vinh quang nhờ cạnh tranh và buôn bán thì mình vẫn cứ khư khư ôm lấy những giá trị trừu tượng cổ hủ theo kiểu các hủ nho, các ẩn sĩ tự phong là “Vua không ngai”, các thi sĩ ước mơ “Một mái nhà tranh hai trái tim vàng”! Nhưng may thay, đó lại là những ý tưởng phát ra từ miệng trùm tài chính thế giới, một phù thuỷ trong vương quốc đồng tiền. Thông tin chính xác và cập nhật về suy tư của người trí thức đương đại, khiến ta  thấy tin hơn ở tổ tiên và những giá trị nhân văn đang bị nhiều người chối bỏ để chạy theo giá trị thị trường.
Tôn giáo với đồng tiền
Vào thế kỷ thứ 7, Vua Hồi giáo đầu tiên đã lập ra một hệ thống tiền tệ quốc tế, với đồng tiền đúc mà hình dạng và quan niệm rất gần với đồng tiền hiện đại. Những đồng Dinar vàng này đã được các xứ sở Trung Ðông rất ưa thích, đến nỗi những Vương quốc Kito giáo do các đạo quân Thập tự chinh thiết lập đã phải đúc ra những đồng tiền mô phỏng đồng Dinar để kiếm lời, bất chấp đó là những đồng tiền tôn vinh Thánh Allah. Sau khi bị Giáo hoàng phát hiện, những tín đồ Thiên chúa đúc tiền theo mẫu tiền Hồi giáo đã bị rút phép thông công, nhưng người ta vẫn phải đúc một đồng tiền mới của Thiên chúa giáo giống hệt đồng Dinar, chỉ thêm vào cây Thánh giá và dòng chữ Arập tôn vinh Thiên chúa.
Trong khi Thiên Chúa giáo và một số tôn giáo khác ngày càng thế tục hoá  thì Hồi giáo vẫn kiên trì với những nguyên tắc khắt khe. Chính vì thế, cái quan niệm cho rằng Hồi giáo xung khắc với lợi nhuận đã ngự trị trong một thời gian dài hạn chế sự tham gia của các tín đồ Hồi giáo vào các lĩnh vực kinh doanh. Những người trí thức có cái  nhìn cởi mở không thoả mãn với định kiến này đã cố truy tìm trong Kinh Coran những ý tưởng khuyến khích các tín đồ Hồi giáo kinh doanh. John Nabish, nhà tương lai học người Mỹ đã phát hiện ra rằng Muhammad từng nói: “Một thương gia chân thật và đáng tin cậy sẽ được tập hợp lại vào Ngày tận thế cùng với các nhà tiên tri, những người tử vì đạo và những người công chính”( Những xu hướng lớn của Châu Á làm thay đổi thế giới, NXB Trẻ, 1998) Người ta khẳng định rằng cả Kinh Coran và bản thân Muhammad tin vào một hệ thống dựa trên tiến thủ cá nhân và phần thưởng cá nhân. Trên thực tế, ngày càng có nhiều tín đồ Hồi giáo nắm quyền lãnh đạo các công ty lớn ở Châu Á, nhất là ở Malaysia và Indonesia, họ đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hoá Châu Á. Ở Malaysia, phái Hồi giáo Al alqum đã thu hút được hơn một triệu tín đồ và bành trướng thành một kiểu doanh nghiệp lớn, nhưng sau đó đã bị chính quyền đất nước này đình chỉ, buộc đóng cửa các cơ sở hoạt động tôn giáo và kinh doanh.
Trước sự thành công về kinh tế của các nước Châu Á, nhiều người cho rằng đó là do Khổng giáo với quan niệm coi trọng gia đình và cộng đồng đã tạo nên động lực cho sự phát triển thần kỳ. Nhưng có ý kiến lại cho rằng chính sự phát triển của kinh tế Ðông Á đã tạo ra danh tiếng cho Khổng giáo chứ bản thân Khổng giáo coi giàu có và điạ vị  chỉ là thứ phù vân. Max Weber và một số học giả bài bác Khổng giáo cho rằng tôn giáo này  không hợp với phương Tây, không thể thích hợp với kinh tế thị trường. Nhưng những người muốn tìm kiếm cơ sở phát triển kinh tế và hiện đại hoá trong Khổng giáo đã chủ trương sáng tạo ra một nền kinh tế thị trường kiểu luân lý phương Ðông. Các học giả cho rằng tuy có vẻ gò bó con người trong tôn ty trật tự, nhưng Khổng giáo luôn đòi trách nhiệm hai chiều. Khổng giáo không chỉ đơn thuần ủng hộ cho việc phục tùng chính quyền mà còn là trách nhiệm của chính quyền về cả đạo đức và nghĩa vụ. Khổng giáo xây dựng nên một xã hội rất trật tự từ dưới đáy lên hơn là từ trên đi xuống, nhấn mạnh đến các bổn phận đạo đức của cuộc sống gia đình như là một viên gạch cơ bản xây dựng  nên xã hội. Sự liên kết trong phạm vi  gia đình có vị trí quan trọng hơn các loại quan hệ cao hơn, kể cả các bổn phận với giới cầm quyền chính trị. Trên thực tế, chính những liên hệ gia đình dòng tộc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người Hoa hải ngoại trở thành những doanh nhân vĩ đại nhất thế giới, cuối thế kỷ 20 đã quản lý 541 tỷ đô-la, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba của thế giới sau Hoa  kỳ và Nhật Bản. Bí quyết kinh doanh của người Hoa chung quy lại là con người và các mối tiếp xúc mang tính gia đình, tạo nên hàng chục ngàn mạng lưới giống như mạng Internet.
Xem ra, các tôn giáo dù nguyên gốc có vẻ xa lạ với kinh doanh và tiền bạc đến đâu cũng có thể được người thời nay lôi vào khai thác phục vụ cho công việc làm giàu. Thậm chí, ở quê hương Khổng tử  đã có tới 29 loại thức uống và 8 loại thức ăn mang tên Ngài. Những hậu duệ của Ngài còn tung ra một loại rượu mạnh mang tên Khổng tử dù Ngài không hề khuyến khích các đệ tử của mình uống rượu. Rượu Khổng tử bán rất chạy vì người ta đã dùng chính lời Khổng tử dạy về chia sẻ của cải làm khẩu hiệu tiếp thị: “Nếu con có một chai chai rượu, con cũng phải cho anh em mình một chai” (!). Thế mới hay, cơ chế thị trường có thể biến tên tuổi thánh nhân và tư tưởng của thánh nhân thành tem nhãn, bao bì và hàng hoá để bán chạy một mặt hàng đi ngược lại ý nguyện thánh nhân. Nếu tất cả các loại hàng hoá của con cháu Khổng tử đều mang tên Ngài thì e rằng sẽ đến ngày có cả nhà chứa Khổng tử, sòng bạc Khổng tử và băng đảng mafia Khổng tử.                             
Khoa học với đồng tiền
Khoa học với những phát minh sáng chế kỳ diệu của nó thực sự đã trở thành một hành trang đáng tự hào nhất của nhân loại khi bước vào thiên niên kỷ mới. Nhưng khoa học ở thế kỷ 21 không còn niềm kiêu hãnh của một sức mạnh tự do như khoa học các thế kỷ trước, vì khoa học giờ đây đã trở thành hàng hoá trên phạm vi toàn cầu, trở thành nô bộc của đồng tiền và đánh mất logic phát triển tự thân trong sứ mạng sinh lời cho các ông chủ mới vốn từ ống tay áo của khoa học kỹ thuật chui ra.
Khoa học đã từng nếm mùi nô lệ Nhà thờ từ thời Trung cổ. Phải mất bao nhiêu công sức đấu tranh, các trường Ðại học mới dược Giáo hoàng ban cho những đặc quyền tự do đầu tiên, phỏng theo các quyền tự do của tu sĩ. Trong nhiều thế kỷ, sự phát triển của khoa học được quyết định bởi lô gíc duy nhất: vì sự tiến bộ của tri thức chứ không lệ thuộc vào bất kỳ một lý do sinh lợi nào. Nhưng sự phát triển của công nghiệp với những thăng trầm của nó đã dần dần biến khoa học thành một  thứ hàng hoá, nhà khoa học thành kẻ làm thuê.
Từ đầu thập kỷ 80, trong tất cả các nước phát triển các trường Ðại học với cac trung tâm nghiên cứu lớn đã bắt đầu gắn chặt hoạt động nghiên cứu của mình với các ngành công nghiệp dưới những hình thức: đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cho công nghiệp, liên kết nghiên cứu các dự án dài hạn theo đơn đặt hàng của công nghiệp. Các nhà khoa học tìm thấy hứng thú mới trong mối duyên khoa học-công nghiệp, vì ở đó họ được bổ sung kinh phí, thiết bị và con người, họ được hưởng lợi từ các công trình nghiên cứu. Ngày càng nhiều các hãng của Mỹ, Nhật, Ðức, Pháp liên hệ hợp tác với các nhóm Ðại học ở nước ngoài. Từ năm 1987 đến 1989, riêng hãng dược phẩm Upjohu của Anh đã tung ra bảy dự án nghiên cứu của các trường Ðại học ở Anh, Ðức, Tây Ban Nha, Pháp và Thuỵ Ðiển làm các nước này lo lắng về sự thất thoát chất xám và bí mật quốc gia. Năm 1986, quỹ nghiên cứu của các trường Ðại học Mỹ đã được hưởng kinh phí từ các công ty nước ngoài là 76,2 triệu đô la. (Tạp chí  Người đưa tin UNESCO số 11, tháng 12-2001).
Ảnh hưởng của các công ty với các trường Ðại học và các trung tâm nghiên cứu ngày càng tăng dưới nhiều hình thức. Các khoa học cơ bản, nhất là các khoa học nhân văn bị bỏ rơi vì không sinh lời trực tiếp, các nhà khoa học bị định hướng vào các nhãn mác hàng hoá cụ thể mất đi quyền thể nghiệm và phiêu lưu, các phát minh không được công bố rộng rãi cho toàn nhân loại như xưa mà bị nhốt trong tủ kín của các ông bầu, các giảng đường, các cuộc hội thảo khoa học  và các phòng thí nghiệm tôn nghiêm, bị tập trung vào các hợp đồng thương mại thuân tuý và được trang hoàng bằng các logo và các biển quảng khổng lồ, sặc sỡ.
Tại Mỹ, đầu những năm 1990, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã gây tai tiếng lớn khi cho phép các công ty chỉ cần chi trả 10.000-50.000USD là có thể tiếp cận và sử dụng mọi thành quả nghiên cứu  dù là bí mật của trường. Ðại học Toronto (Canada) đã ký với các Công ty những hợp đồng tài trợ  bí mật có trị giá lên tới 30 triệu đô la, đổi lại các công ty được quyền chi phối hướng nghiên cứu và khai thác các thành quả nghiên cứu của trường. Thậm chí, trường Ðại học California Berkely đã cho phép công ty này được quyền cấp bằng sáng chế cho một phần ba các công trình nghiên cứu và được quyền biên tập các công trình xem có nên cho công bố hay không! Hợp đồng này đã được coi là một vụ cướp bóc tài nguyên công cộng gây phản ứng mạnh mẽ chưa từng thấy. (Tạp chí  Người đưa tin UNESCO số 11, tháng 12-2001) Một trong những nguyên nhân của thảm trạng này là các nhà nước ngày nay đã cắt giảm nhiều ngân sách tài trợ cho các công trình nghiên cứu cơ bản khiến cho giới khoa học bị lệ thuộc vào túi tiền của các công ty. Ở một số nước, nhất là những nước kém phát triển, thì sự quan tâm tài trợ của nhà nước lại hay biến khoa học thành công cụ rửa tiền hay phương thức tham nhũng. Nhiều dự án gọi là công trình khoa học quốc  gia thực chất chỉ là một mớ kiến thức cũ rích, xào xáo để lấy tiền nhà nước chia nhau.
Sự phát triển của thị trường khoa học đã tạo nên hiện tượng Brain drain - sự thu hút trí thức từ các nước ngoại vi về các nước trung tâm. Ấn độ là nước có tỷ lệ kỷ lục về di cư của các nhà khoa học: Ðã có tới khoảng 50.000 người đến Mỹ và 10.000 người đến Anh và Canada. Do biết thu hút các trí thức từ các nước. Chỉ riêng năm 1973 nước Mỹ  đã tiết kiệm được 883 triệu đô-la chi phí giáo dục, còn các nước đang phát triển thì thiệt hại 320 triệu đô-la.
Sự di tản trí thức là một hiện tượng rất cũ, đã có từ khi Platon phục vu bạo chúa ở Syracure, Galilée đặt mình dưới sự bảo trợ của Viên, các anh em Casini được Lu-i XVI mời với giá rất cao để xây dựng Ðài Thiên văn Paris...Ðó là những lý do khiến nhiều nhà khoa học bớt áy náy về đạo đức khi đem tài năng của mình đến những nơi mà nó được thừa nhận, dù đó không phải là Tổ quốc mình (Thực trạng khoa học và kỹ thuật-NXB Khoa học xã hội, năm 1996)./.
Nguồn: VHNA

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Khổng Tử nói sáu đức tính và sáu điều che lấp



“Khổng Tử nói: Này ngươi Do [tên tục của Tử Lộ: Trọng Do], ngươi có nghe về sáu đức tính, và sáu điều che lấp hay chưa?
Thưa rằng: Chưa hề.
Hãy ngồi lại đây ta bảo cho biết: Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội. Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng. Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là tự gây hại. Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là nóng nảy. Chuộng sự dũng cảm mà không ham học thì mối che lấp là gây loạn. Chuộng sự cương mãnh mà không ham học thì mối che lấp là cuồng bạo”.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

ĐỌC BÁO HẰNG NGÀY

Đọc báo hằng ngày là một tập hợp các link trỏ đến các bài trên mạng
*/ Tuyển sinh đầu cấp như vừa qua, chương trình môn Toán mới sẽ 'chết từ trong trứng' (VNN, 14-6-19)
GS.TSKH Đỗ Đức Thái kể lại câu chuyện mỗi khi đi tập huấn Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nhiều giáo viên hỏi ông rằng "vậy thi cử thế nào?". Nhưng câu hỏi đó ông không dám trả lời.  
*/ Bộ Xây dựng mất liên lạc với đoàn thanh tra bị công an lập biên bản (VnEx, 14-6-19)
Xem thêm trên Dân Trí: Vụ "vòi tiền" chục tỷ ở Vĩnh Phúc: Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra những gì?
*/ Bị băm nát, Hà Nội và TP.HCM đang trả giá đắt (VNN, 13-6-19)
*/ Đây là lý do Việt Nam phải cực kỳ cảnh giác với "Vành đai và con đường" của Trung Quốc  (CafeF, 12-6-19)
             "Bản thân Trung Quốc đã "tẩy chay" điện than trong nước, nhưng lại đầu tư nhiệt điện vào các      quốc gia hoàn toàn có tiềm năng về năng lượng mặt trời như Việt Nam"
*/ Bác sĩ Lương phải "buông vũ khí" vì càng đấu tranh... càng chết (PN, 12-6-19)

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

CÙNG ĐỌC BÁO: CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC

*/ Đại biểu Quốc hội: Rất bất công nếu đổ hết trách nhiệm cho nhà trường (VnEx, 21-5-19)
Cho ý kiến dự luật Giáo dục sửa đổi sáng 21/5, đại biểu Bùi Văn Phương (Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình) nêu thực trạng giáo dục hiện nay là "học thế nào cũng được lên lớp, rèn luyện thế nào cũng được tốt nghiệp" và bày tỏ lo lắng học sinh sẽ ảo tưởng về năng lực của mình. 
"Ngày xưa ông cha ta chọn thầy hay chữ, dữ đòn cho con. Còn bố mẹ yêu thương con là yêu cho roi cho vọt. Thế hệ chúng ta học phổ thông ở lớp lưu ban là bình thường, có bạn 2-3 năm, trường tôi năm 1977 có 40% được tốt nghiệp, trường cao cũng chỉ 70-80% và như vậy vẫn bình thường", ông Phương nói.
*/ Hậu Giang: Thầy giáo tiểu học bị "tố" phạt học sinh đến rối loạn tâm thần (DT, 21-5-19)

*/ Khigiáo viên bất lực trước học sinh (GD, 21-5-19)

*/ Chuẩn hiệu trưởng, con dao thanh trừng giáo viên? (GD, 19-5-19)

*/ Hiểuthế nào là “ít đồng ý”, “tương đối đồng ý” khi đánh giá chuẩn Hiệu trưởng? (GD, 13-5-19)

*/ Đìnhchỉ dạy 6 tháng cô giáo tát, đánh nhiều học sinh lớp 2 (TTO, 16-5-19)

*/ "Tôi lo sẽ chỉ còn những gương mặt vô hồn ở họcđường" (VNN, 18-5-19)

Sau mỗi sự kiện thầy cô đánh, tát học sinh, anh Nguyễn Quốc Vương, một người dịch sách quan tâm đến giáo dục cho rằng gốc rễ của vấn đề là những áp lực mà giáo viên phải gánh chịu. Anh nói đã cảnh báo về chuyện không cải cách hành chính giáo dục, môi trường làm việc của giáo viên khiến cho giáo viên trở thành nơi hứng áp lực của hệ thống bậc thang quyền lực trong ngành giáo dục. Khi bị hứng áp lực lâu mà cá nhân giáo viên không đủ nhận thức để hiểu bản chất của môi trường họ đang làm việc, họ sẽ chuyển hóa áp lực đó vào người yếu hơn là học sinh.”
PGS Đỗ Ngọc Thống (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) bày tỏ: Cần ngăn chặn, phê phán những cách trách phạt làm cho HS nhục nhã, bị chấn thương cả cơ thể và tinh thần.
Còn quyền trách phạt của giáo viên trước hết là  phê phán những biểu hiện sai trái của HS bằng lời lẽ nhắc nhở. Cao hơn, giáo viên có quyền buộc học sinh không được học giờ học mà mình đang dạy. Không thể ưu ái và tôn trọng mãi những HS cố tình quấy phá, không chịu học, thậm chí xúc phạm thầy cô. Càng không thể lùi bước trước những học sinh ỷ lại bố mẹ nhiều tiền, có quyền cao chức trọng mà coi thường tất cả. Quan trọng hơn, lãnh đạo nhà trường cần kiên quyết, công bằng cho cả giáo viên và học sinh; tránh trường hợp vị nể, sợ sệt. Không ít trường hợp, chỉ 1 cú điện thoại, 1 tin nhắn của cấp trên, hiệu trưởng nhà trường đã co rúm lại, rồi đánh bùn sang ao, hòa cả làng, thậm chí quay lại, phê phán, kết tội giáo viên.

*/ Kiểm tra học kỳ xong, học sinh đến lớp làm gì? (GD, 17-5-19)

*/ Hỗn loạn "chợ" chứng chỉ ngoại ngữ: 4 đơn vị vào cuộc xác minh (LĐ, 17-5-19)

*/ Phạt quỳ học sinh hư: Cần thay đổi quan điểm triết lý (TPO, 17-5-19)

*/ Trăn trở chuyện xử phạt học sinh (TN, 16-5-19)

*/ Phụ huynh phản đối vì Đà Nẵng thay đổi quy định tuyển sinh lớp 10 vào phút chót (GD, 16-5-19)

Đối với tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông, học sinh thi 2 môn Ngữ văn và Toán. Do không thi môn Ngoại ngữ nên không áp dụng quy đổi điểm đối với các chứng chỉ ngoại ngữ.

*/ Những lời bi ai vụ cô giáo phạt học sinhlớp 9 quỳ (GD, 16-5-19)

*/ Từ khi nào, nghề giáo bỗng trở thành một nghề nguy hiểm?

*/ Một số trường có đang vi phạm Chỉ thị 138 của Bộ Giáo dục? (GD, 12-5-19) Về BDTX

*/ Giáo sư đề nghị bãi bỏ quy định “Giáo sư phải đi học nghiệp vụ sư phạm” (DT, 12-5-19)

*/ "Nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn nhận sai nhưng đòi lấy lại danh dự (LĐO, 9-5-19)

*/ Gian lận điểm thi: Cử tri đề nghị công khai người vi phạm và Bộ GD-ĐT trả lời thiếu thuyết phục (NLĐ, 9-5-19)

Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Dân nguyện (UBTVQH) Nguyễn Thanh Hải cho biết đánh giá của các đoàn đại biểu QH về cơ bản các bộ, ngành đều rất nghiêm túc, trách nhiệm trong tiếp thu các kiến nghị mà cử tri nêu; các nội dung trả lời đều rõ ràng, giải trình ngắn gọn, dễ hiểu đúng trọng tâm vấn đề mà cử tri nêu.
"Tuy nhiên, vẫn còn trả lời thiếu thuyết phục, chưa làm cử tri hài lòng. Như cử tri các tỉnh Tiền Giang, Hà Nam, Thái Bình, Đắk Lắk, Hải Phòng, Hà Nội, Yên Bái, Tây Ninh… đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước và giải pháp khắc phục hậu quả trong các vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình" - bà Hải nêu rõ.

*/ Cử tri TPHCM kêu gọi Bộ trưởng Giáo dục 'vi hành' cơ sở (TPO, 09-5-19)

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Đào Thị Mộng Duy (phường 5) nói căn bệnh thành tích đang làm ngành giáo dục xuống dốc. Bà Duy dẫn chứng: Một Học sinh lên học cấp 2 trường tôi, không viết được tên của mình. Cô giáo bèn cho điểm 0. Vậy là phụ huynh lên trường mắng vốn, nói con tôi năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Về trường cũ điều tra, mới biết học sinh này chuyên nhờ cô giáo làm bài giúp. Cô giáo không không làm đẹp điểm số của học sinh trong lớp thì cuối năm bị ảnh hưởng đến xếp loại thi đua.
“Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nên vi hành xuống cơ sở để nhìn rõ những mặt trái, nhận biết ngành của mình đang ở đâu chứ ngồi trên cao ra lệnh này, lệnh kia như vụ cấm giáo viên không sử dụng Facebook là không được”, bà Duy nói.
Theo cử tri Nguyễn Văn Lê (phường 6, quận 10), cả nước đang nổi lên nạn bạo lực học đường với hành vi, mức độ vi phạm ngoài sức tưởng tượng.
“Các giá trị, đạo đức xã hội đang bị đảo lộn. Vậy mà bây giờ các nhà giáo dục lại ngồi bàn về… triết lý giáo dục. Rất vô ích. Ông bà chúng ta đã dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đó chính là triết lý giáo dục. Bây giờ chỉ nên xác định mục tiêu giáo dục hiện nay và 5, 10 hay 20 năm sau”, ông Lê nói.

*/ "Nếu không giữ được quyền sở hữu và điều hành, thì tôi sẽ nhảycầu Thăng Long" (GD, 08-5-19)

*/ Nhiều giáo viên bất bình vì thầy Việt Hưng bị kỉ luật (GD, 08-5-19)

Xem thêm:  Thầy giáo bị khiển trách vì phạt 13 học sinh 'thụtdầu'


Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Những cách ăn trứng gà sai lầm

Ăn trứng sống, luộc trứng quá lâu, hâm lại trứng chín, chỉ ăn lòng đỏ... đều gây hại cho sức khỏe.


Trứng gà cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển củacơ thể, phù hợp cho mọi người mọi giới. Song, ăn trứng gà thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Những cách ăn trứng gà gây hại đến sức khỏe:
Ăn trứng sống 
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng, không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống
trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn... Nguyên nhân
là đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể
nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thức ăn.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ cơ thể hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%. Ở trứng luộc tỷ lệ hấp
thu 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%.
Do đó, bạn nên ăn trứng luộc chín tới để bảo đảm các chất dinh dưỡng như protein, lipid,
khoáng chất, các vitamin... ít bị mất đi.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin
 (vitamin H). Đây là một dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein
 và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. 
Luộc trứng quá lâu
Theo bác sĩ Hải, luộc trứng là cách tốt nhất hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Song, trứng chỉ cần luộc chín tới và không quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trứng gà rán hoặc ốp dùng thì nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2.
Cách luộc trứng đúng là cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Thời gian lý tưởng để trứng chín hoàn toàn từ 10-12 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
Chỉ ăn lòng đỏ
Nhiều người thắc mắc ăn lòng đỏ hay lòng trắng trứng sẽ bổ dưỡng hơn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Mộc Lan, hàm lượng protein có trong lòng đỏ nhiều hơn trong lòng trắng trứng gà một chút. Tuy nhiên, trong một quả trứng, tỷ lệ lòng trắng lại nhiều hơn lòng đỏ nên nhìn chung lượng protein bằng nhau.
Điều khác biệt là trong lòng đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi, vitamin như A, D, E, K và vitamin B, trong khi lòng trắng hầu như không có các chất này. Tuy nhiên, lòng trắng trứng phù hợp với người bệnh về tim mạch vì không chứa cholesterol như lòng đỏ. 
Hâm lại trứng
Hâm lại trứng chín khiến trứng vừa bị mất protein vừa trở nên độc hại và gây ra các vấn đề tiêu hóa nếu được hâm lại. Đặc biệt bạn không nên hâm nóng trứng luộc và trứng ốp lết.
Chiên ở nhiệt độ cao cũng khiến các vitamin trong trứng mất đi. Chỉ nên chiên trứng để lửa nhỏ và rán đủ lâu để lòng đỏ chín tới.
Lưu ý khi mua và bảo quản trứng
Khi mua trứng, nên chọn những quả có lớp vỏ bên ngoài sạch sẽ và còn tươi (mới) từ khu vực quầy hàng đông lạnh. Không mua những quả trứng có nhiều vết bẩn, bị nứt hoặc có lỗ thủng dễ bị nhiễm khuẩn.
Sau khi mua về, cần nhanh chóng cho trứng vào tủ lạnh. Đặt trứng trong hộp đựng làm bằng giấy carton hoặc nhựa mềm vì trứng rất dễ hấp thu mùi của tủ lạnh. Trứng tươi có thể để lạnh được khoảng 5 tuần sau khi được đóng gói. Nếu trên bao bì của hộp trứng không ghi rõ ngày đóng gói, có thể giữ lạnh chúng trong khoảng 3 tuần kể từ khi mua về.
Phải luôn rửa tay, dụng cụ nấu nướng và mặt kệ bếp thật sạch sẽ sau khi chế biến xong các món có sử dụng trứng. Món trứng nóng cần được ăn ngay khi vừa nấu xong. Nếu chưa ăn thì phải bảo quản lạnh và hâm nóng lại trước khi ăn. Đối với các món trứng lạnh như salad trứng..., nên giữ lạnh ngay sau khi nấu.
Theo VnExpress




Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Trump: Joe Biden 'ngây thơ' khi hạ thấp mối đe dọa từ Trung Quốc


Tổng thống Donald Trump đã công kích việc ông Joe Biden hạ thấp mối đe dọa cạnh tranh mà Trung Quốc đặt ra cho Mỹ.
"Thật ngây thơ khi nói Trung Quốc không phải là vấn đề. Nếu Biden thực sự nói vậy thì đó là một tuyên bố rất ngớ ngẩn", ông Trump nói với Fox News trong một cuộc phỏng vấn.



Tổng thống Donald Trump nói ông Joe Biden "ngây thơ" khi nói Trung Quốc không đe dọa cạnh tranh với Mỹ. Ảnh: Foxnews
Trong chiến dịch tranh cử tại thành phố Iowa hôm 1/5, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ nói rằng nền kinh tế thứ hai thế giới không phải mối đe dọa với Mỹ. Ông Biden nói rằng Trung Quốc "không phải người xấu" và "họ không cạnh tranh với chúng ta".



Ông Joe Biden trong chiến dịch tranh cử tại bang Iowa. Ảnh: ABC
Cựu phó tổng thống Joe Biden cho rằng người Trung Quốc quá bận rộn để giải quyết các vấn đề trong khu vực và tham nhũng nội bộ. Vì vậy, họ không đặt ra mối đe dọa đối với quyền bá chủ toàn cầu của Mỹ. Tuyên bố này được ông Biden phát biểu ở Iowa, một bang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

HỌP LỚP 2019

Sáng nay, 30-4-2019, lớp mình họp tại Phú Thọ.
Kể cả chủ nhà thì được tròn hai chục người nhưng khi chụp ảnh thì chỉ có 19 người. Do sơ suất nên một số gương mặt bị khuất lấp bời "hàng tiền đạo".
Cái vui vẫn lâng lâng sau một ngày họp mặt nên chủ trang chưa biết viết gì. Lại muốn có tin nóng hổi phục vụ mọi người thành ra vội vàng ghi vài chữ kèm theo hình ảnh. Xin kính mời các bác, các chế, các đại ca. Có gì khiếm khuyết nhà cháu xin được lượng thứ.

Ảnh trên là 18 gương mặt cùng với bác chủ nhà ở ngoài cùng bên trái (bạn Nguyễn Hải thì đến sau)


Người đứng thứ hai từ trái sang là bác Thành, chồng của Hà Hải.

ÔN LẠI NHỮNG NGÀY XƯA


Họp lớp năm 18

Họp lớp năm 17
Họp lớp năm 16
Họp lớp năm 14 (tặng hoa trường cũ)
Họp lớp năm 14 (Phần "hai la mã" tại Lập Thạch)

Họp lớp khi còn thầy chủ nhiệm (năm 2013)








Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Joe Biden - Người muốn thay thế Donald Trump vào năm 2021


Cuộc bầu cử tổng thống thứ 59 của Hoa Kỳ dự kiến diễn ra vào ngày thứ Ba, mùng 03-11-2020. Đây là cuộc đua giữa các ứng viên tổng thống của các đảng phái nhưng chủ yếu là hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Đương kim tổng thống Donald Trump người của đảng Cộng hòa sẽ tái tranh cử để giữ ghế thêm một nhiệm kỳ nữa.
Đắc cử tổng thổng vào năm 2016, sau đó Donald Trump bị cáo buộc có dính líu đến sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử này. Quá trình điều tra nghi án trên đã kết thúc có lợi cho Trump với bản báo cáo 448 trang của  Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller.
Ứng viên đảng Dân chủ, ông Joe Biden năm nay 76 tuổi là người đã có 8 năm ngồi ghế Phó Tổng thống dưới thời Brack Obama. Hôm 25-4 ông  tuyên bố tham gia cuộc đua vào Nhà trắng. Phát biểu trên Twitter, ông nói: "Tất cả mọi thứ đã làm cho nước Mỹ đang bị đe dọa. Đó là lý do tại sao hôm nay tôi tuyên bố ứng cử vị trí tổng thống Mỹ".  
Ứng viên đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, không coi ông Biden là mối đe dọa, ông nói: “Tôi nghĩ ông Biden chỉ là mối đe dọa cho chính ông ấy.” .
Tuy vậy dư luận cho rằng Joe Biden là một đối thủ mà Tổng thống Donald Trump phải hết sức thận trọng bởi bề dày chuyên môn và kinh nghiệm chính trị sâu rộng trong suốt hơn 40 năm.